Thursday, May 8, 2014

Cách cấy hạt giống Hoa Lan và nhân giống


Chăm sóc hoa lan là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ của con người.Không phải ai cũng có thể chăm sóc được những giỏ lan từ lúc còn nhỏ tới lúc lớn lên và cho ra những lứa hoa đầu tiên.Về cơ bản thì phong lan sống chủ yếu bằng hơi nước từ môi trường xung quanh.
Khi mới bắt đầu với sở thích tao nhã trồng hoa lan, tôi chằng hiểu biết hay có một chút kinh nghiệm gì về hoa lan cả. Vào một dịp tình cờ tôi đi đến thương xá ở South Coast Plaza lại đúng vào những ngày hội chợ hoa lan. Lúc đầu tôi rất bỡ ngỡ vì quá nhiều màu sắc và những hình dạng của bông hoa kỳ lạ. Đi một vòng để tham quan, tôi gặp được nhiều người Việt tay sách, tay mang những chậu hoa lan rất đẹp mắt và cũng được nghe những lời qua tiếng lại, nào là cây này dễ trồng cây kia khó trồng. Vì hiếu kỳ nên tôi mua thử vài chậu thổ lan đã có hoa, tôi chọn loại này vì mấy người bán lan cho tôi biết là loại này dễ trồng và dễ có hoa. Vì không kinh nghiệm cho nên sau đó tôi thường đi đến những vườn lan, mua những cây lan đã có sẵn bông và cũng tìm hiểu học hỏi thêm về giống hoa này.
Sau 2 năm tôi cảm thấy mình có chút thăng tiến, nên bắt đầu chọn lựa kỹ càng hơn, không mua những cây có hoa nữa và cũng bỏ bớt hay bán lại những cây đã mua lúc trước. Sau đó tôi bắt đầu mua và trồng những cây con, không phải tôi muốn tiết kiệm tiền bạc mà chỉ muốn có những màu sắc mới lạ. Nhưng tôi không mua những cây con cấy mô (mericlone, clone), vì cây cấy mô tất cả đều giống nhau và số lượng họ làm ra rất nhiều nên không còn giá trị và hiếm qúi nữa, mà tôi chỉ mua những cây con cấy giống (seedling), vì cây cấy giống sẽ có những màu sắc mới lạ và đặc biệt là không giống nhau, có thể nói có một không hai. Những hình phía dưới là những cây tôi trồng từ cây con cấy từ hạt giống, nhưng không phải cây cấy giống nào tôi cũng mua vì có những loại không được chọn giống tốt, mà họ làm ra chỉ vì thương mại mà thôi. Bởi vậy tôi mới nghĩ tới chuyện tự cấy giống để có những cây thổ lan mới lạ. Tôi xin chia sẻ cùng với bạn đọc một chút ít kinh nghiệm như sau:
Trước tiên tôi phải tìm hiểu những cây nào có thể làm giống được và tại sao có những cây không thể cấy giống được. Theo như những dữ kiện tôi tìm được từ những hồ sơ lưu trữ trên web thì tất cả những cây thổ lan nguyên thủy "lan rừng" (species) đều cấy hạt giống được, vì mỗi tế bào lan rừng có mang 40 nhiễm sắc thể (chromosomes). Những cây có tế bào với 40 cặp nhiễm sắc thể được gọi là Diploid (Diploid được viết tắt là 2n)
Những giống được cấy lần đầu với lan rừng vào thế hệ thứ nhứt đều là 2n. Nhưng cây 2n rất nhạy cảm, nên rất khó cấy giống, đôi khi phải cấy nhiều lần mới được một lần, mà khi được thì cũng không có nhiều hạt, nên cần phải làm nhiều trái mới có một số lượng hạt vừa ý. Vì quá khó khăn và mất nhiều thời gian, nên các nhà khoa học về thảo mộc đã tạo ra loại nhiễm sắc thể tetraploid (4n). Cách chọn cây giống
Trước tiên nên chọn những giống 2n và 4n, những cây 2n/4n có thể hỏi và mua tại những nơi vườn lan lớn như Santa Barbara Estate, Casa de las Orquideas. Những nơi nầy họ từng đã cấy nhiều giống lan, hoặc vào web Orchidmall.com, rồi vào Orchid Societies, kế tiếp vào American orchid society. Trong mục này bạn Có thể tìm được những giống lan mới được đăng ký tên, sau những tên cây lan mới đều có tên cây lan mẹ và tên cây lan cha, thí dụ: Nicole's Valentine (Ruby eyes x Flame hawk) tất cả những tên cây lan mẹ hoặc cha đều cấy giống được. Nên nhớ rằng cây mẹ có thể thay đổi làm cây cha, và cây cha có thể thay làm cây mẹ. Cây nào mang trái là cây mẹ, thông thường tên để phía trước là cây mẹ (Ruby eyes x Flame hawk) Ruby eyes là cây mẹ.
Sau đó dùng nhíp hoặc dùng thẻ ghi bảng tên hay cây tăm để lấy nhụy ra khỏi trục hợp nhụy (hình 7 & 8), xong rồi cấy nhụy vào phía dưới trục nhụy của bông cây mẹ (xem hình 9) khi cấy nhị xong, mỗi trái phải treo một bảng tên của giống cây cha và ngày tháng cấy nhụy. Sau 3 tuần hay một tháng cuống bông sẻ to phồng lên, nhưng không có nghĩa là trái đã đậu (xem hình 10). Khi cây đã được cấy giống cây sẽ dùng rất nhiều sức để nuôi trái, vì vậy sau vài tuần nên cắt bỏ hết những bông còn lại để cây khỏi bị yếu (xem hình 11), đôi khi trái sẽ rụng trong vòng vài tháng, nhưng khi qua khỏi 4 tháng mà trái vẫn còn đậu trên cành là coi như đã được thành công bước đầu tiên. Đôi khi trái no tròn nhưng lại không có hạt và nhiều khi có hạt lại không làm ra được cây con. Thông thường thổ lan loại bông nhỏ và bông vừa thì khoảng 6 cho tới 7 tháng trái sẽ đủ già để làm giống, bông lớn thì từ 9 cho đến 11 tháng. Đừng để trái quá già, hoặc vàng khô nứt vỏ, vì hạt lan nhỏ và nhẹ, dễ dàng bay theo gió.
Khi trái đủ ngày tháng và có hiện tượng trở màu vàng - nên cắt xuống bỏ vào bao giấy (không nên đựng trong bao nylon) nếu như chưa gởi tới phòng thí nghiệm trong vòng một tuần, thì nên gói trong giấy bạc và đem để vào tủ lạnh. Hạt giống nên giao cho phòng thi nghiệm cấy giống vì theo kinh nghiệm, quá trình cấy hạt giống khá tốn kém, rất phức tạp và khó thành công. Những phòng thí nghiệm sẽ nhận cấy cây con tùy theo giống, nên liên lạc và tìm hiểu trước khi gởi. Muốn tìm những phòng thí nghiệm hãy vào Orchidmall.com, rồi vào service, supply and software, kế tiếp vào flasking service.
Hiện tại tôi đã làm được trên 30 giống, có giống cây con đã được 2 năm tuổi (xem hình phía dưới), và tôi vẫn tiếp tục làm giống mới mỗi khi tới mùa hoa nở. Hy vọng trong tương lai sẻ có nhiều cây mới lạ. Những cây này sẽ được đặt tên và đăng ký với những tên thành phố Việt Nam hoặc những nơi danh lam thắng cảnh của quê hương để vinh danh xứ sở của chúng ta.
Thích Thì Click Ngay :

No comments:

Post a Comment