Thursday, January 21, 2016

Phong lan Việt Nam


Chăm sóc hoa lan là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ của con người.Không phải ai cũng có thể chăm sóc được những giỏ lan từ lúc còn nhỏ tới lúc lớn lên và cho ra những lứa hoa đầu tiên.Về cơ bản thì phong lan sống chủ yếu bằng hơi nước từ môi trường xung quanh.
Theo cuốn Phong lan Việt Nam của Trần Hợp thì Việt Nam có 137-140 chi gồm trên 1000 loài lan rừng. Hiện tại ngoài hoa lan mọc hoang dã, lan còn được gây trồng đại trà tại một số nơi, nhiều nhất là ở Tây Nguyên trong đó Đà Lạt là một trong những nơi hoa lan được trồng rộng rãi nhất.


Việt nam, có trên 140 loại hoa phong lan chia ra khoảng 1000 giống nguyên thủy. Những cây lan này sinh sản tại các vùng rừng, núi Cao bằng, Cha pa, Lào Kay, Huế, Hải Vân, Quy nhơn, Kontum, Pleiku, Ban mê thuột, Phan Rang, Đà lạt, Di linh,… Ngoài ra, trong nước có nhiều người sưu tầm và nghiên cứu về phong lan và cũng có những công ty trồng lan để bán và xuất cảng nhưng với số vốn hạn hẹp, kỹ thuật thô sơ nên không thể nào cạnh tranh nổi với các nước láng giềng đã có mặt trên thị trường quốc tế từ lâu.
Vườn hoa phong lan Việt Nhiều cây phong lan Việt Nam, hoa quả thật rất xinh đẹp, hương thơm ngào ngạt mà tên gọi lại thanh nhã, mỹ miều như: Hồ điệp, Vũ nữ, Hoàng thảo, Bạch ngọc, Giáng xuân, Hạc đính, Long tu, Giã hạc, Kim điệp, Bạch phượng, Ngọc điểm v.v... Trong văn học chẳng thiếu gì chuyện về lan như “Hương cuội” trong “Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân và những chuyện tìm lan của nhà văn Nhất Linh.
Chùm lan hoàng thảo Việt Nam Trong số các loài phong lan của Việt Nam có rất nhiều cây hiếm quý và có những cây trước kia chỉ thấy mọc ở Việt nam như cây lan nữ hài Paphiopedilum delenati, cánh trắng môi hồng do một binh sĩ người Pháp đã tìm thấy ở miền thượng du Bắc Việt vào năm 1913 sau đó người ta cũng tìm thấy tại Trung Việt vào năm 1922 và rồi mãi cho đến năm 1990-1991 mới tìm lại được ở Khánh hòa. Gần 50 năm tuyệt tích, cây lan này đã làm giầu cho một số nhà trồng tỉa người Âu, đã cấy giống, gieo hạt, và bán ra với một giá khá cao. Hay cây phong lan Aerides odorata - Giáng hương quế được Joao de Loureiro, một nhà truyền giáo đã tìm thấy tại một vùng gần Huế và sau khi đi khắp một vòng Đông Nam Á châu, ông đã viết một một cuốn sách về các loại lan Aerides vào năm 1790.

Một loại lan rừng không lá ở Việt Nam Rồi đến khi Đà Lạt mới được khám phá, hoa phong lan đã được thu hoạch tự nhiên. Đến thập niên 1960, việc nhập giống mới đã giúp phát triển nghề trồng hoa này tại đây. Các cây lan nhập nội được nuôi trồng ở Đà Lạt nằm trong các chi: Catleya, Cymbidium (địa lan), Dendrobium, Paphiopedillum, Oncidium, Odontoglossum, Vanda. Các cây hoa lan nhập nội được trồng trọt nhiều nhất là trong chi Cymbidium với trên 300 giống. Các giống Bengal Bay Golden Hue, Suva Royal Velvet, Sayonara Raritan, Balkis, Eliotte được nhập nội từ thập niên 1960 cho đến nay vẫn còn được ưa chuộng và trồng trọt khá nhiều tại các vườn lan.


Thích Thì Click Ngay :

2 comments:

  1. Loài hoa này rất đẹp,Bạn có thể cho mình biết cách trồng và chăm sóc sao cho có hiệu quả nhất được không ?

    ReplyDelete
  2. Bạn vui lòng tham khảo bài viết trên thanh công cụ nhé. Ở đó sẽ có bài viết rõ hơn cho bạn, thanks!

    ReplyDelete